KỲ BÍ HUYỀN THOẠI DINH THẦY THÍM

Chuyện kể là, ngày xưa ở làng La Qua, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam có một đạo sĩ giàu lòng nhân ái, phép thuật cao siêu được mọi người ngưỡng mộ bởi những nghĩa cử hết sức phi thường. Do bị triều đình xử tội oan nên đạo sĩ cùng vợ hoá phép đào tẩu rất ly kỳ. Vùng đất Tam Tân trở thành nơi tập họp câu chuyện linh hiển được truyền tụng liên quan đến vợ chồng đạo sĩ vô danh đó, nhưng bằng tấm lòng tôn kính nhân dân địa phương gọi là Thầy Thím.
 

Thầy sinh dưới thời Gia Long năm thứ 2 - Thuở niên thiếu Thầy cũng theo đuổi con đường học hành để có công danh, nhưng mấy lần thi cử không thành nên phải tìm thầy học đạo, nuôi chí giúp đời. Sau khi đắc đạo thì Thầy gặp đại tang, cha mẹ ruột đột ngột qua đời. Thầy ẩn nhẫn sống đời kham khổ, biết trọng nghĩa, thương người nên được bà con xóm làng quý mến. Thầy cưới vợ người làng Yến Nê cùng tỉnh. Làng quê của Thầy Thím quanh năm hạn hán, mất mùa. Đời sống của người dân cơ cực, cơm không đủ no, khi ốm đau kể như tuyệt vọng. Có lần trước cơn nắng hạn, đồng lúa có nguy cơ bị cháy nắng thì Thầy đứng ra khẩn nguyện, lập tức trời chuyển mây đen và mưa tầm tã. Ruộng lúa hồi sinh như một phép lạ. Lòng nhân ái của Thầy trước những cảnh huống tai ương đã làm cho mọi người thán phục và danh tiếng Thầy lan rộng khắp nơi.
 

Nhân môt dịp lễ cúng đình hàng năm, Thầy cảm thấu niềm mơ ước của dân làng về một ngôi đình tương đối để làm nơi thờ phụng Thành hoàng và tổ tiên của làng. Thầy nghĩ đến những người nghèo khó mà có lòng như thế thật đáng quý biết bao. Trong khi đó ở làng Bát Nhị kề bên có đình làng xây cất nguy nga mà không người lai vãng. Rồi một đêm cuối đông, cuồng phong dữ dội, sấm sét đầy trời như báo điềm lạ. Qủa thật khi mọi người tỉnh giấc thấy một ngôi đình mới, mái ngói đỏ au thay thế mái đình lợp tranh vách đất hư nát trước đây. Nỗi kinh ngạc lẫn niềm vui của người dân trong làng đang còn náo nức thì làng Bát Nhị trống giục liên hồi báo tin đình mất và hương chức ở đó cấp báo về Triều tố cáo Thầy đã dùng phép lạ đánh cắp đình làng. Vua không tin nhưng vẫn xa giá đến tận nơi để biết rõ thực hư. Thầy đến trước mặt vua bày tỏ nỗi lòng vì thương dân mà đắc tội. Vua thầm phục tài Thầy có phép thuật cao siêu, nhưng vì để gìn giữ luật nước mà phải nghiêm minh xử trị. Thế là vua ban xử Thầy phải chịu án “Tam ban triều điễn” (tức tội hình chết chém hoặc uống độc dược hoặc tự thắt cổ).
 

Trước giờ thi hành án, Thầy  xin một ân huệ cuối cùng là cấp cho một tấm lụa đào để vợ chồng Thầy múa một bài tạ tội cùng vua. Tấm lụa đỏ thắm quấn lấy Thầy Thím và linh diệu thay biến thành con rồng từ từ bay lượn không trung và bay về hướng nam trước sự kinh ngạc của vua quan và dân làng. Khi bay qua làng Yến Nê quê Thím rơi xuống một chiếc hài như để báo tin từ biệt rồi rồng lụa đưa Thầy Thím đến làng Tam Tân thì đáp xuống. Từ đó Thầy Thím dưới lớp áo người dân xa quê đi lập nghiệp bằng nghề đẵn gỗ, đóng ghe, bốc thuốc chữa bệnh. Có một điều lạ là bên Thầy lúc nào cũng có một chiếc bầu khô không biết chứa đựng thứ gì trong đó. Nhân một hôm Thầy đi làm mà quên mang chiếc bầu theo, người chủ nhà Thầy trọ (tên là cụ Hộ Hai) ở nhà tò mò mở ra xem thì lửa từ bầu bốc ra làm cháy rụi cả căn nhà. Chuyện vỡ lở, Thầy làm lại căn nhà và vào lánh hẳn ở trong cánh rừng sâu, gần Bàu Cái. Từ đó Thầy Thím cần cù khẩn ruộng, làm vườn, sống cuộc đời ẩn dật. Thầy nhận đóng ghe thuyền cho ngư dân và giao hàng rất đúng hạn. Chưa ai một lần thấy được những người thợ phụ giúp Thầy, mà chỉ nghe tiếng búa rìu đẵn gỗ, tiếng đục đẽo vang cả góc rừng, nhưng khi đến nơi thì vắng lặng chỉ có mỗi mình Thầy bên bầu rượu. Người ta tin rằng Thầy có phép “Sái đậu thành binh” (tức gieo đậu mà tạo ra binh lính). Từ nơi Thầy đóng thuyền ra cửa biển Tam Tân gần 2 km, không biết bằng sức mạnh vô hình nào đó mà Thầy đã đưa những chiếc thuyền đóng mới đến tận cửa biển giao cho khách hàng. Hiện nay trong khu rừng Bàu Cái có một bàu nước có tên là đường lướt ván mà nhân dân địa phương tương truyền rằng đó là dấu vết của con đường xưa kia Thầy đã đẩy những chiếc thuyền xuống cửa biển.
 

Dân làng Tam Tân bấy giờ chủ yếu sống bằng nghề làm biển nên thóc gạo phải mua của các thương buôn đường biển, nhưng gặp phải bọn thương buôn gian tham, chúng không chỉ thao túng về giá cả mà còn gian lận trong cân đong làm cho nhân dân than oán. Trước cảnh khốn cùng đó, Thầy đó đã hoá phép tạo trận cuồng phong, mưa tuôn xối xả làm biến mất chiếc ghe gạo. Sáng ra thấy chiếc ghe chở gạo nhẹ tênh không còn một hạt, lão thương buôn biết rõ ngọn nguồn và tỏ ra ăn năn xin Thầy độ lượng. Sau những lời khuyên dạy với kẻ biết hồi tâm, Thầy làm phép lạ bằng chiếc bầu nhỏ trong tay, trong chốc lát chiếc thuyền lại đầy gạo như cũ.

Một hôm dân làng Tam Tân được tin Thầy Thím đã thác, dân làng đến nơi thấy có sẳn hai chiếc quan tài lòng ai cũng ngậm ngùi thương xót và đem mai táng ở khu rừng Bàu thông gần đó. Để tỏ lòng biết ơn công đức của Thầy Thím lúc sinh thời, nhân dân trong làng đã chung sức lập Dinh, thờ Thầy Thím tại khu rừng Bàu Cái. Những năm sau khi Thầy Thím qua đời, cứ đến mùng 5 tháng  giêng âm lịch hàng năm người ta thường có đôi bạch hổ từ trong rừng sâu về canh giữ và tảo mộ Thầy Thím. Về sau khi đôi bạch hổ qua đời nhân dân đã an táng xác bạch hổ bên cạnh mộ Thầy Thím.

 

Còn rất nhiều chuyện kể về sự linh hiển của Thầy Thím trong việc cứu người bị nạn, giúp tiền bạc và chữa bệnh cho nhân dân lao động nghèo khó. Nghe tiếng đồn về công đức và những nghĩa cử cứu nhân độ thế cao đẹp của Thầy Thím, nên đến đời vua Thành Thái năm thứ 18 (1906) đã xem xét lại án xử trước đây và ban sắc phong cho Thầy Thím “Chí đức tiên sinh, chí đức nương nương, tôn thần”.

Sự tích Thầy Thím là một truyền thuyết dân gian được lưu truyền qua nhiều thế hệ, có thể nói đây là một sự tích hoàn toàn mang nội dung tích cực và có giá trị giáo dục rất sâu. Không chỉ phản ảnh được thực trạng của bối cảnh tự nhiên và xã hội bấy giờ mà sự tích còn đề cao tính nhân nghĩa, đạo đức, nhân cách cao cả qua nhân vật Thầy Thím - một mẫu hình lý tưởng mang đậm tính nhân bản sâu sắc, đó cũng là biểu trưng sắc thái văn hóa dân tộc Việt Nam và con người trong xã hội luôn mơ ước và vươn tới. Trước những bí ẩn của tự nhiên và xã hội phong kiến bấy giờ thì việc hư cấu hay thần thoại hóa nhân vật Thầy Thím của người là việc khó tránh khỏi. Rõ ràng ý nghĩa và giá trị đích thực của câu chuyện nhằm đề cao đến lẽ phải, đạo lý, sự công bằng và chuẩn mực của xã hội, góp phần giáo dục truyền thống, nhân cách và lối sống tốt đẹp cho mọi thế hệ, giữ gìn nếp thuần phong mỹ tục lâu đời của dân tộc. 
Năm 1997, Dinh Thầy Thím được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia và Lễ hội Văn hóa du lịch dinh Thầy Thím đã trở thành một trong những Lễ hội lớn, góp phần vào sự phát triển du lịch của tỉnh Bình Thuận.
Ngày nay, Vào 2 ngày lễ lớn hàng năm ở Dinh Thầy Thím (lễ tảo mộ mùng 5 tháng giêng âm lịch và lễ Tế Thu vào ngày 14 và 15 tháng 9 âm lịch), nhiều sinh hoạt văn hóa sôi nổi như: chèo bả trạo, diễn xướng tích thầy, biểu diễn võ thuật, lân múa thi tài, phóng sinh thả chim về rừng, rước xe hoa trang trí theo những truyền thuyết về cuộc đời Thầy - Thím quanh đường làng Tam Tân, nơi xưa kia hai người sinh sống, lao động và cứu giúp dân làng... Các hoạt động này đã thu hút hàng vạn du khách thập phương đổ về Bình Thuận.

 

Ngoài các lễ hội tâm linh truyền thống của người dân địa phương, Bình Thuận còn có rất nhiều điều đặc biệt mà cho dù có đến đây hàng chục lần du khách vẫn cảm thấy vô cùng mới mẻ.
 





 
Tưng Bừng Ưu Đãi Hè Đến 50% Giá Phòng. Xem thêm
Combo Luxury 3N2Đ $199 Ưu Đãi Còn $99. Xem thêm
Combo Honey Moon $299 Ưu Đãi Còn $199. Xem thêm
Combo High Class 3N2Đ $449 Ưu Đãi Còn $349. Xem Thêm
Giảm 15% Tất Cả Món Ăn, Thức Uống Tại Nhà Hàng. Xem thêm 

 
RAVENALA BOUTIQUE RESORT

146 Nguyen Dinh Chieu, Ham Tien ward, Phan Thiet city, Binh Thuan province

Phone: 0252 3847 991

Hotline: 0949 745 657 - 0917 025 839 ( Ms. Ngoc)
Web: www.ravenalaresort.com
Email: info@ravenalaresort.com
Skype: sales.ravenalaresort

Fanpage: www.facebook.com/ravenalaresortmuine

Các phòng khác

Ý kiến khách hàng

Xem thêm

Đặt phòng

Liên hệ trực tiếp với chúng tôi để có giá tốt nhất

Hotline: 0949745657 - 0917025839 - Ms Ngọc

Email: info@ravenalaresort.com - sales@ravenalaresort.com

Ravenalaresort.com